Bánh chưng xanh Hoàng Gia được làm từ gạo nếp dẻo thơm, đậu xanh béo bùi, thịt lợn ngậy thơm cùng với gia vị, ôm trọn trong lá dong tạo nên món bánh chưng xanh. Tất cả hoà quyện lại với nhau mang đến hương vị của cái Tết cổ truyền xưa, gói gọn tinh hoa ẩm thực, là thành quả lao động của người nông dân sau một vụ mùa bội thu.
Bánh chưng xanh Hoàng Gia – Sản phẩm của: Hộ kinh doanh Trần Thị Như Sen
Địa chỉ: Xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 096.747.1155
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”
Bánh chưng xanh một món ăn quen thuộc, một nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Ra đời từ sự tích bánh chưng bánh giày, mang ý nghĩa lưu truyền nét văn hoá ẩm thực của cha ông để lại.
Được làm từ gạo nếp dẻo thơm, đậu xanh béo bùi, thịt lợn ngậy thơm cùng với gia vị, ôm trọn trong lá dong tạo nên món bánh chưng xanh. Tất cả hoà quyện lại với nhau mang đến hương vị của cái Tết cổ truyền xưa, gói gọn tinh hoa ẩm thực, là thành quả lao động của người nông dân sau một vụ mùa bội thu.
Bánh chưng xanh Hoàng Gia đang trở thành sứ mệnh lưu truyền nét văn hoá ẩm thực ấy, để mỗi một người con quê hương dù ở nơi đâu vẫn được thưởng thức món quà quê tròn vị, để những chiếc bánh chưng trở thành món ăn hằng ngày chứ không cần phải đợi đến tận Tết Nguyên Đán mới thưởng thức.
Thành phần bánh chưng
Gạo nếp, đậu xanh. thịt ba chỉ, muối, hạt nêm, tiêu, hành, lá dứa, lá chuối, lá dong.
Quy trình làm bánh chưng
Bước 1: Trước khi làm bánh chưng, sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng.
Ngâm nếp chung với lá riềng hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.
Bước 2: Sau khi đã ngâm nếp xong, đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 đến 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp.
Đậu xanh cũng tiến hành tương tự, đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu.
Tiếp đến, ướp thịt với muối, tiêu, hành.
Bước 3: Bước đầu tiên quan trọng trong cách gói bánh chưng là cách xếp lá dong (hoặc lá chuối). Dùng 4 lá dong xếp vuông góc với nhau. Sao cho 2 lá dưới thì úp mặt phải xuống dưới, 2 lá trên thì ngửa mặt phải lên. Vì làm như vậy khi bóc bánh thì bánh mới không bị dính. Tiếp đến cho một chén gạo nếp vào giữa lá dong đã xếp.
Bước 4: Thêm nhân bánh
Lấy nửa phần nắm đậu xanh rồi ấn nhẹ xuống, đặt miếng thịt vào giữa phần đậu xanh. Úp nửa phần nắm đậu xanh còn lại lên trên miếng thịt. Nắn khéo léo để phần đậu xanh bên ngoài bọc lấy hết phần thịt bên trong. Đặt phần nhân đã nắn lên trên lớp gạo.
Bước 5: Phủ lớp gạo trên cùng
Đổ thêm một chén gạo lên trên cùng để phủ kín nhân bên trong.
Bước 6 : Gấp lá
Dùng tay gấp các lá dong cho thật chắc, gấp lá bên phải và bên trái vào sao cho vuông vắn. Phần lá thừa thì lận vào bên trong để bánh đẹp hơn.
Bước 7: Buộc dây lạt hoặc dây
Bước 8: Luộc bánh chưng
Luộc bánh là công đoạn quan trọng và mất nhiều công sức nhất trong cách gói bánh chưng. Trước khi cho bánh vào luộc, xếp dưới nồi một lớp lá vụn để giữ nhiệt. Xếp bánh ngay ngắn lên trên, phải chèn sao cho thật chặt để lúc luộc bánh không bị bung, vỡ.
Cho nước ngập bánh và luộc trong vòng 6 - 8 tiếng. Thỉnh thoảng kiểm tra nồi bánh, nước cạn bớt thì đổ thêm nước. Nên để thùng nước bên cạnh để thêm bất cứ khi nào. Bánh chưng luộc bằng bếp củi là ngon nhất, phải thăm bếp thường xuyên hết lửa thì nhớ thêm củi vào.
Bánh chín thì vớt bánh ra, ngâm trong nước lạnh khoảng 20 phút. Để bánh ráo nước, dùng vật nặng như mâm hoặc thớt gỗ đè lên để ép bớt nước và bánh được phẳng, đẹp hơn.
Bánh chưng xanh Hoàng Gia – Sản phẩm của: Hộ kinh doanh Trần Thị Như Sen
Địa chỉ: Xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 096.747.1155
Tên gian hàng | BÁNH CHƯNG XANH HOÀNG GIA |
---|---|
Gian hàng | banh-chung-xanh-hoang-gia |
Tỉnh / Thành phố | Tỉnh Hà Tĩnh |
Đánh giá gian hàng |
Chào mừng các bạn đến với Sàn GDTMĐT Hà Tĩnh
Hãy đăng kí địa chỉ email để nhận được những tin tức khuyến mại sớm nhất!