Truyền thông

Quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Cục quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 169/QLTTHT-NVTH ngày 11/6/2024 về việc tiếp tục quan tâm, phối hợp tốt trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thương mại điện tử.


Theo đó, những năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục có xu hướng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô. Mua sắm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử là một xu thế được người tiêu dùng lựa chọn nhờ tính chất dễ tiếp cận, tiện lợi. Nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, các cơ sở trên địa bàn đã tăng cường việc quảng bá, giới thiệu, kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử với rất nhiều mẫu mã, chủng loại, từ các sản phẩm công nghệ thời trang có giá trị lớn đến các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm nông nghiệp.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Thời gian qua, nhận được sự quan tâm, phối hợp của chính quyền địa phương và các sở, ngành; Cục quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường công tác quản lý địa bàn, nắm bắt tiếp nhận các thông tin phản ánh phát hiện xử lý nhiều hành vi vi phạm trên môi trường thương mại điện tử. Các hành vi vi phạm chủ yếu như buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa nhập lậu, vi phạm trong thiết lập website thương mại điện tử bán hàng (không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không công bố hoặc công bố không đầy đủ thông tin trên website...), không đăng ký kinh doanh...

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến hết năm 2025, Cục quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh, kính đề nghị chính quyền địa phương và các sở, ngành:

Căn cứ Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 09/6/2023 cùa UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc thực hiện Đề án chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh và chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn được giao, tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát đối với hoat động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân thông qua các sàn, website, ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động và nền tảng mạng xã hội.

2

Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết, nghiêm túc chấp hành pháp luật và các quy định về nguôn gốc, xuât xứ, chất lượng, quy định về tem nhãn hàng hóa, quy định về thiết lập website thương mại điện tử bán hàng (trách nhiệm thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên website) của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điên tử.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm địa phương, sản phẩm Ocop sử dụng mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao uy tín, tính cạnh tranh và chống hàng giả. Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở có nhu cầu đưa sản phẩm Ocop lên Sàn, website, ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động thực hiện đúng các quy định hiện hành.

 Tiếp tục quan tâm, phối hợp với các lực lượng quản lý thị trường trong công tác quản lý địa bàn, chia sẻ, kiểm tra và xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Xem toàn bộ văn bản tại đây

Phạm Phương


Chia sẻ:   
Loading...